fbpx

Phong cách nội thất Industrial (phong cách nội thất Công Nghiệp) chính là biểu trưng cho sự hoàn hảo trong nét không hoàn hảo. Chính sự thô sơ, gai góc, nguyên bản, khỏe khoắn của phong cách Công Nghiệp đã đánh cắp trái tim của rất nhiều người đam mê thiết kế nội thất.

Không quá khó để tìm thấy một không gian đậm chất Industrial, từ căn hộ, biệt thự cho tới những địa điểm công cộng như tiệm cafe, nhà hàng, khách sạn. Vậy như thế nào là một không gian đậm phong cách nội thất Industrial?

Phong cách này bắt nguồn từ đâu?

Người ta cho rằng phong cách nội thất Industrial bắt đầu từ cuối những năm 1960s. Tại thời điểm đó, nhà cửa ở một số thành phố lớn trở nên khan hiếm. Một số người đã thuê lại những khu nhà xưởng bỏ hoang hay nhà máy đã cũ để tân trang lại thành nhà ở. Đó là lúc phong cách thiết kế này ra đời.

Họ sử dụng tất cả những yếu tố sẵn có của những nhà xưởng cũ như không gian mở, trần cao, cửa sổ thông tầng,… Và để giữ nguyên nét “công nghiệp” đó, họ thêm vào những yếu tố đặc trưng như đường ống thông hơi lộ thiên, sàn bê tông, những loại vật liệu thô, v.v.

Đặc trưng của phong cách nội thất Industrial

Không gian mở

Trong phong cách này hiếm có khái niệm tường ngăn cách phòng. Không gian sẽ hoàn toàn mở. Tuy nhiên, mỗi không gian sinh hoạt vẫn sẽ được ngăn cách một cách vô hình và toát ra nét đặc trưng, bằng những món đồ nội thất hoặc cách bày trí nội thất.

Ví dụ, nơi đặt thiết bị phòng bếp hoặc tủ bếp sẽ là không gian ăn uống. Nơi đặt giường hoặc các loại giá treo, kệ treo quần áo sẽ là không gian ngủ. Sofa và ghế thư giãn sẽ giúp định hình khu vực phòng khách. Ngoài ra, việc đặt những chiếc thảm trang trí cũng giúp ngăn cách không gian trong căn hộ.

Yếu tố công nghiệp và kết cấu trần trụi

Cái tên của phong cách cũng nói lên phần nào đặc trưng của nó rồi. Sự thô sơ, các yếu tố công nghiệp như sàn bê tông, tường gạch lộ, những ống thông hơi chằng chịt. Sự trần trụi ở đây có nghĩa là, những sản phẩm mang phong cách nội thất Industrial thường trông khá thô, như chưa từng được qua xử lý và che phủ khuyết điểm. Ví dụ như một chiếc bàn gỗ còn nguyên vân và nét cào xước ngẫu nhiên hình thành trong quá trình cưa xẻ.

Vật liệu kim loại và gỗ

Đây là những vật liệu thường gặp trong mọi không gian công nghiệp. Khá dễ hiểu khi người ta ứng dụng hai loại vật liệu này để tạo ra không gian hay nội thất phong cách nội thất Industrial.

Màu trung tính

Thường khi nghĩ đến không gian phong cách nội thất Industrial, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những tông màu như xám, đen của kim loại, xám của bê tông và màu đỏ, nâu trầm của gạch và gỗ. Nhìn chung, gam màu trung tính tinh tế của phong cách này bắt nguồn phần lớn từ màu sắc chủ đạo của các loại vật liệu.

Một số không gian ứng dụng phong cách nội thất Industrial

Không quá khó để tìm thấy những sản phẩm nội thất phong cách nội thất Industrial trên thị trường ngày nay. Sự đa dạng từ kiểu dáng đến màu sắc, chất liệu giúp gia chủ phần nào có thể tự tạo ra một không gian đậm chất công nghiệp riêng. Dưới đây là một số ví dụ về không gian phong cách nội thất Industrial ấn tượng.

Phòng khách Industrial đầy phóng khoáng mạnh mẽ

Phòng ăn Industrial mở thoáng đãng

Phòng ngủ Industrial đầy cảm hứng

Không gian làm việc đậm chất Industrial mạnh mẽ

Lời kết

Nhìn chung, phong cách nội thất Industrial đã và đang được sáng tạo nâng cấp lên từng ngày để đáp ứng mọi nhu cầu trang trí nhà cửa. Dự đoán trong tương lai, mỗi hộ gia đình sẽ có ít nhất một sản phẩm nội thất mang phong cách Công Nghiệp trong không gian sống của mình. Nếu bạn đang có ý định tân trang lại nhà cửa cũng như bắt kịp xu hướng nội thất thời đại, phong cách thiết kế này là một lựa chọn không nên bỏ lỡ.

Bạn muốn thiết kế không gian nội thất mang phong cách Industrial? Nhắn tin ngay với Trái Xoài Wood để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ

» 0938 694 143

» info@traixoaiwood.com

» 483a Nguyễn Thị Thập, Tân Phong, Q.7, TP.HCM

 

Về Trái Xoài Wood

Giới thiệu

Câu hỏi thường gặp

Hướng dẫn thanh toán

Social

 

Giỏ hàng của tôi
Giỏ của bạn trống trơn.

Có vẻ như bạn vẫn chưa đưa ra lựa chọn.